9 Làng nghề ở Huế mà bạn nên đến khi đi du lịch

Những làng nghề ở Huế mà bạn nên đến khi đi du lịch.
Xin giới thiệu các bạn đọc một số làng nghề nổi tiếng ở Huế. Nếu có dịp, các bạn nên đến tham quan và trải nghiệm nhé. Ngoài ra các bạn có thể đọc thêm bài viết về  để trải nghiệm thêm.

1. Làng nghề nón bài thơ Tây Hồ

<img alt="Lang-nghe-lam-non-hue">
Làng nghề làm nón huế

   Làng nón Tây Hồ nằm bên dòng sông Như Ý, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang (Thừa Thiên-Huế), làng Tây Hồ từ lâu nổi tiếng với nghề chằm nón lá truyền thống – một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm hồn Huế. Đến bây giờ, người dân Tây Hồ không còn ai nhớ nghề làm nón lá xuất hiện ở làng mình từ bao giờ, chỉ biết rằng trải qua bao sự thăng trầm của lịch sử, họ vẫn dựa vào nghề này để mưu sinh. Nghề làm nón nhìn có vẻ đơn giản nhưng đòi hỏi người làm nón phải cẩn thận và tỉ mỉ trong các khâu, đặc biệt là khâu chằm nón. Để có một chiếc nón đẹp thì tất cả các công đoạn đều phải được làm một cách công phu. Ngoài Tây Hồ ra thì ở Huế thì hiện nay còn có làng nón Phủ Cam. Tôi được biết đến chị Thúy- Người làm nón bằng 1 tay. Tình cờ tôi thấy chị ở Truyền Hình, một người cụt 1 tay mà vẫn có lòng đam mê và nhiệt huyết với nghề làm nón. Chính chị đã đưa nón Huế mình đến với nhiều khách Tây, đã có nhiều du khách đến đây tham quan và nhìn ngắm chị chằm nón.

<img alt="nguoi-lam-non-mot-tay-o-hue">


2. Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên

<img alt="hoa-giay-thanh-tien">
Hoa giấy thanh tiên-Ảnh: Internet

   Làng Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng Thanh Tiên nằm vào một vị trí khá đặc biệt bên bờ nam hạ lưu sông Hương, phía bắc giáp thôn Mậu Tài, nam giáp Thế Vinh, đông giáp Vọng Trì, đông tây giáp sông Hương. Tôi đã có dịp được trải nghiệm ở làng hoa giấy thanh tiên khi được làm Ban Tổ Chức cho tour Connect Travel của CLB Học Làm Giàu trường Kinh Tế Huế tổ chức. Hôm đó tôi được một bác trong làng hướng dẫn cách làm hoa sen giấy Thanh Tiên cho tôi và tất cả đoàn nghe. Năm tôi đi đoàn có gần cả trăm người. Ai nấy khi nghe bác kể về lịch sử và cách làm hoa đều rất chú ý. Có bạn còn quay cả Video, Clip lại để lưu dữ. Bác nói: Nghề này đã có từ hằng trăm năm xưa, chính xác năm nào thì bác không nhớ rõ, nhưng cũng hơn 150 năm về trước. Đến đời bác cũng là do các cụ truyền lại. Nghề này có một thời gian đã bị mai một, nhưng cũng nhờ những chương trình như Festival, các lễ hội... nên nó đã được phục hồi lại để phát triển. Trước đây thì làng rất nhiều người làm nghề này, nhưng do nghề chỉ làm theo mùa, và có các loại hoa khác đẹp và thay thế được cho hoa giấy nên dần dần dân làng đã bỏ nghề làm theo nghề khác. Bác còn chỉ cho chúng tôi cách làm hoa giấy. Tôi nhớ rất rõ hình ảnh cách bác hướng dẫn làm hoa. Lá hoa thì được làm từ giấy, được phủ màu như hoa sen thật, cuốn hoa được làm từ ruột tre hoặc là thân cây sen thật. Công cụ để làm được lá hoa giấy như lá hoa sen thật là 2 cái ống tre, một sợi gước và một cái búa gỗ, giấy sẽ được giây gước cột lại và cuốn quanh ống tre nhỏ, theo những đoạn cách đều nhau, sau đó ống tre lớn sẽ để đè lên từ phía bên ngoài và dùng búa đập xuống cho cách hoa gập lại...

3. Làng nghề phường đúc-Phường đúc đồng.

    Phường Đúc ở Huế ra đời có nguồn gốc từ  thời Chúa Nguyễn. Vào thời Chúa Nguyễn, đã ra đời được một công tượng đúc đồng, những người thợ đến từ nhiều nơi làm việc trong những công tượng của Chúa ở Trường Đồng. Phường đúc gồm có 5 xóm, Trường Đồng, Kinh Nhơn, Bổn Bộ, Giang Dinh, Giang Tiền nhưng chỉ có Kinh Nhơn và Bổn Bộ là hai làng nghề đúc đồng lớn nhất và có danh tiếng

<img alt="lang nghe duc dong phuong duc">
Làng nghề đúc đồng Phường Đúc-Ảnh: Internet
4. Làng Sình-tranh làng Sình

<img alt="tranh-lang-sinh">
Tranh Làng Sình
   Làng Sình thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tranh Làng Sình chủ yếu phục vụ cho việc thờ cúng của người dân trong vùng.
Đầu tháng 9 vừa rồi tôi cũng đã có dịp tham quan trải nghiệm ở làng Sình. Với vai trò BTC của Tour Connect Travel 2015 Theo dấu làng nghề của CLB Học Làm Giàu trường Kinh Tế tiếp. Cách làm tranh nhìn vào thì thấy đơn giản nhưng thực ra thì lại cực kì khó. Tôi và mọi người đã được bác Kỳ Hữu Phước hướng dẫn cách vẽ một bức tranh đơn giản. Để vẽ một bức tranh thì phải có giấy và bút. Và đặc biệt hơn ở đây chúng ta không phải vẽ bằng tay mà vẽ bằng khuôn. Tranh thì đã được làm sẵn trên khuôn, chúng ta chỉ việc bôi mực vào khuôn và in giấy lên đó là ra được hình, nhưng bôi mực sao cho phù hợp cũng là chuyện khó khăn, mới đầu các bạn tham gia trải nghiệm, khi vẽ bức tranh thì bôi mực lem ra 2 bên, hoặc bôi mực bị dư, bôi mực không đều khiến tranh không đẹp. Xong công đoạn bôi mực thì đến công đoạn tô màu, tô màu cũng là vấn đề cực kì khó khăn, để biết cách phối hợp màu và tô màu đẹp thì không phải dễ, đặc biệt là một bức tranh dân gian, tô màu đẹp khiến tranh có hồn hơn.

5. Làng gốm Phước Tích

<img alt="lang-gom-phuoc-tich">
Làng gốm Phước Tích

   Làng gốm cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) nằm bên dòng sông Ô Lâu xanh mát nổi tiếng với nghề làm gốm. Làng có lịch sử gần 500 năm được thành lập thế kỷ XV thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497). Khởi đầu làng có tên Dõng Quyết, đến triều các vua Nguyễn (1802-1945) đổi thành Phước Tích. Tôi chưa được trải nghiệm ở làng nghề này nhưng cũng đã nghe danh rất nhiều, nếu có dịp chắc tôi cũng phải thử trải nghiệm một lần.

6. Làng thêu Thuận Lộc

<img alt="tranh-theu-thuan-loc">
Tranh thêu Thuận Lộc

  Làng thêu Thuận Lộc thì mới ra đời mới đây, cũng coi như là hàng cháu chắc của các làng nghề khác ở Huế. Thuận Lộc là một phường nằm trong TP Huế, phía trong Kinh Thành Huế, nay họ thường gọi là Phường Thuận Lộc

7. Nghề đan lát Bao La

<img alt="lang-nghe-dan-lat-bao-la">
Làng nghề đan lát Bao La
   Bao La là một làng quê nổi tiếng với nghề đan lát sản phẩm tre, chế tác đồ dân dụng trong nhà như thúng mủng, rổ rá, giần sàng, nong, nia…Làng chính nay ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền. Từ thời chúa Nguyễn thêm một phường Bao La mới lại phát sinh, nay là thôn Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, nằm ven bờ Nam phá Tam Giang. Do cùng nguồn gốc, nên cả hai nơi đều có nghề đan lát sản phẩm tre.

8. Làng kim hoàn Kế Môn 

<img alt="Lang-kim-hoan-ke-mon">
Trang sức làng kim hòan Kế Môn
   Làng Kế Môn thuộc xã Điền Môn, huyện Phong Điền. Nơi đây nổi tiếng có nghề kim hoàn.
Nghề kim hoàn ở làng Kế Môn ra đời vào khoảng thế kỉ XVIII. Tổ nghề là ông Cao Đình Độ và người con trai tên Cao Đình Hương. Ông Cao Đình Độ được suy tôn là Đệ nhất tổ nghề, ông Cao Đình Hương là Đệ nhị tổ nghề. Họ là những người góp công rất lớn trong việc phát triển nghề làm trang sức mĩ nghệ bằng kim loại quý ở kinh thành và xứ Đàng Trong.

9. Làng hương Thủy Xuân


<img alt="Lang-huong-thuy-xuan">
Làng Hương Thủy Xuân
 Nằm cách TP Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam, làng hương Thủy Xuân (nằm trục đường Huyền Trân Công Chúa, TP Huế) ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên dòng sông Hương thơ mộng. Nơi đây, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương trầm thơm trên đất thần kinh. Vừa rồi tôi cũng đã được trải nghiệm ở làng Hương này với Tour Connect Travel 2015, ấn tượng ban đầu của tôi về nghề này đó là làm rất dễ. Những du khách đến tham quan họ rất thích thú với nghề này, người nào cũng tự tay mình làm ra ít nhất là 1 hoặc 2 cây hương, có người còn đem cả hương về làm kỷ niệm vì nó do chính tay mình làm ra.


Bài viết: Hữu Nhật

Latest
Previous
Next Post »

3 nhận xét

Write nhận xét